Chủ Nhật, 26 tháng 4, 2020

NHIỀU NÔNG DÂN SẼ THOÁT NGHÈO NHỜ TRỒNG HOA TẾT

TP – Bắc Kạn là tỉnh nghèo, ngành kinh tế chủ yếu vẫn là lâm nghiệp, nông nghiệp trồng các loại cây truyền thống… Nhưng mới đây, nhiều hộ nông dân đã có thêm một nghề mới với hiệu quả kinh tế lớn là trồng hoa…

Manh nha nhiều làng hoa

Bắc Kạn có khí hậu thích hợp để trồng nhiều loại hoa. Thực tế nhiều năm qua, người dân cũng đã tiến hành trồng nhiều loại hoa để tăng thu nhập. Nhưng hiệu quả kinh tế không cao khi trồng nhỏ lẻ, manh mún. Hơn nữa, vấn đề giống, kỹ thuật và cả vốn vẫn là bài toán khó có lời giải.

Chỉ có tập trung, chuyên canh mới có thể có hiệu quả và phát triển ổn định. Nhằm tận dụng các lợi thế về đất đai, khí hậu của một số huyện vùng cao và mở ra triển vọng xóa đói giảm nghèo cho bà con nông dân, cuối năm 2005, Sở Công nghiệp, Khoa học và Công nghệ đã tiến hành thực hiện việc thí điểm, nhân giống, sản xuất và chuyển giao công nghệ trồng hoa chất lượng cao cho bà con nông dân…

Đến nay dự án này đã thành công tốt đẹp khi đưa hàng loạt loại hoa như hoa ly, đồng tiền, tuy lip vào sản xuất đại trà.

Sau nhiều năm nghiên cứu, thử nghiệm, đến nay dự án này đã xác định được các giống hoa, như tuy lip, đồng tiền, hoa lily là thích hợp với thổ nhưỡng khí hậu Bắc Kạn. Hiện, các giống hoa này đã được trồng gần 2 ha tại các xã Vân Tùng (Ngân Sơn), Đồn Đèn (Ba Bể)…

Do xác định giống hoa tốt, thời điểm trồng hoa để hoa nở đúng dịp lễ Tết và áp dụng các bước điều khiển hoa nở theo ý muốn nên trong các năm 2006, 2007 hàng nghìn bông hoa đã được thu hoạch và cung cấp cho thị trường trong tỉnh và Hà Nội, Thái Nguyên…

Bà Bùi Thị Nậm trú tại Đồn Điền (Ba Bể) cho biết, trước đây gia đình bà cũng trồng hoa nhưng hiệu quả kinh tế không cao khi trồng nhiều loại hoa, kỹ thuật không có vì vậy hoa phát triển kém. Khi tham gia dự án trồng hoa các hộ được hướng dẫn cách trồng, chăm sóc.

Trong năm 2006 gia đình bà trồng hơn 200 m 2 hoa ly và thu nhập rất khá. Điều quan trọng là biết được thời điểm như 20/11, 8/3, Tết để cho hoa nở đúng dịp. Bà Nậm cho biết  sẽ tiếp tục đầu tư mở rộng diện tích để trồng hoa chất lượng cao…

Sẽ có nhiều nông dân giàu nhờ trồng hoa

Tiến sĩ Đỗ Tuấn Khiêm, Phó giám đốc Sở Công nghiệp, Khoa học và Công nghệ – Chủ nhiệm đề tài Ứng dụng khoa học, công nghệ trong sản xuất hoa giá trị cao Bắc Kạn cho biết đến nay dự án đã thành công mỹ mãn khi xác định được giống hoa và cả mô hình sản xuất hoa tại nhiều địa phương. “Khi chúng tôi chuyển giao công nghệ, bà con hoan nghênh nhiệt liệt vì tìm ra hướng đi đúng cho nông dân thoát nghèo” – Ông Khiêm nói.

Chỉ trong 2 năm số lượng hoa liên tục tăng cả về diện tích trồng và số lượng hoa thành phẩm. Năm 2005 trồng được 200 cành hoa ly, thì tới năm 2007 đã là 17.000 cành, các hoa khác là cũng rất nhiều.

Chúng tôi sẽ tiếp tục mở rộng dự án và tiếp tục hỗ trợ bà con kỹ thuật và vốn…Dự kiến trong năm 2008 sẽ có khoảng 6-7vạn cành hoa ly Bắc Kạn về xuôi…

Ông Khiêm cũng vui mừng thông báo Tết năm 2008 bà con trồng hoa theo dự án đã trồng được hơn 2 vạn cành và bông hoa cao cấp, đã vận chuyển về xuôi tiêu thụ. Với giá từ 22.000 -25.000 đồng/cành, giá trị kinh tế từ trồng hoa là rất thiết thực. Theo tính toán mỗi ha trồng hoa sẽ thu từ 500 -600 triệu/năm.

Trước triển vọng to lớn từ một dự án được thực hiện nghiêm túc và đầy trách nhiệm, mới đây, UBND tỉnh Bắc Kạn đã đồng ý tiếp tục xây dựng và mở rộng mô hình trồng hoa cao cấp có giá trị kinh tế cao này và hỗ trợ nông dân và doanh nghiệp về vốn, kỹ thuật và cả việc tìm đầu ra cho một “đặc sản” mới của Bắc Kạn…

Xem thêm bài liên kết: https://kinhmatthoitrangvn.blogspot.com/2020/04/nhung-ieu-kieng-ky-trong-ngay-tet.html

Thứ Sáu, 26 tháng 2, 2016

40 lý do làm cho bạn nghèo mãi


Bây giờ xin hãy xem đây:
1. Bạn nghèo vì bạn tin chắc rằng người nghèo mới là lương thiện.
2. Nghèo do chả nghĩ ra có tiền sẽ làm gì.
3. Nghèo bởi khoái xem phim “nhà giàu cũng khóc”.

Công thức thế kỷ mới : Nghèo + Ngông = Ngố

Nghèo + Ngông = Ngố
Nước Việt Nam ta còn nghèo, điều này ai chả biết. Chỉ trừ các quan chức CS nay đã thành triệu phú, tỷ phú đôla, vượt xa các điền chủ Nam bộ xưa, các tư sản hàng Đào Hà Nội hồi nào. Theo thông kê thu nhập tính theo đầu người, dân Việt hiện nghèo hơn dân Philippin, Indonésia, kém xa dân Thái Lan, kém rất xa dân Singapo ở quanh ta.

Đã thế lại chơi ngông. Chạy theo những thành tích ảo, bề nổi, vô nghĩa.
Tết vừa qua, có chiếc bánh chưng 7 tạ, 12 người gánh, gọi là để cúng bà mẹ ông Hồ, có chiếc bánh tét dài 11 mét, bánh phồng tôm nặng tạ rưỡi độn nhựa xốp, chậu hủ tíu cho 1 ngàn người ăn, được các quan chức cộng sản đến chứng kiến, đề cao, ca ngợi…, cuối cùng không một ai ăn nổi, để mốc meo, đổ xuống cống.

Những người nghèo thường nhậu vì buồn ?

Các bạn cứ nhìn sang nền kinh tế của Hàn Quốc sẽ thấy. Diện tích, dân số họ nhỏ hơn ta, nhưng GDP gấp 10 lần nước ta. Tất cả là từ trí tuệ, sức lao động, cần kiệm của con người mà ra.

Tôi nghĩ chính những người chi tiêu hoang phí, đặc biệt dùng tiền vào ăn nhậu là những người đáng trách nhất. Nếu ra một chiến dịch khảo sát về khoản chi cho ăn nhậu của người Việt Nam chắc chắn chúng ta sẽ không khỏi rùng mình trước khoảng tiền quá lớn đó.

Tâm sự người nghèo đón tết

Tết về, nỗi lo lại hằn trên khuôn mặt của những phận nghèo mòn mỏi mưu sinh nơi bến cá, đánh giày, bán vé số giữa chốn thị thành Đà Nẵng… Nơi mảnh đất tha phương cầu thực, kinh tế khó khăn, thu nhập bấp bênh không ít người sợ… Tết.

“Chợ người” nửa đêm nơi bến cá
0 giờ đêm, cái lạnh giăng khắp khu bến cá âu thuyền Thọ Quang (Sơn Trà, Đà Nẵng). Cụ Nguyễn Thị Giá (quê Quế Sơn, Quảng Nam), tất tả rời xóm trọ Nại Hiên Đông (Sơn Trà) vớ vội quang gánh, tấm áo lạnh bạc màu rảo bước. Bến cá rực đèn cao áp, thêm những ánh đèn hắt lên từ giàn câu mực, tàu cá vừa cập bến.

Lạm phát kinh tế vĩ mô và người nghèo

Theo báo cáo của Chính phủ, so với ước thực hiện đã báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 4 vào cuối năm 2012, kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2012 có thêm một chỉ tiêu hoàn thành vượt mức là mức giảm tỷ lệ hộ nghèo.
“Theo các chuyên gia kinh tế thì lạm phát cũng như suy thoái kinh tế không ảnh hưởng nhiều đến đời sống của người nghèo”.

Góc khuất từ những gia cảnh nghèo

Hai gia đình ở sát nhau nhưng hoàn cảnh khác nhau. Gia đình ông A dành dụm được chừng 2 tỉ đồng, dự trù sang năm cho con đi du học ở nước ngoài.

Gia đình ông B nghèo hơn chỉ tiết kiệm được 20 triệu đồng, cũng dự trù sang năm dùng để cho con đi học đại học tư trong nước. Cả hai gửi tiền vào ngân hàng vì năm đó lãi suất đang rất cao, chừng 20%/năm. Năm sau, tiền ông A lên thành 2,4 tỉ đồng, tiền ông B lên thành 24 triệu đồng.
Cả năm đó tỉ giá hầu như không thay đổi nên ông A đổi được thành 100.000 đôla cho con đi du học mà vẫn dư ra một khoản lớn. Trường con ông B vì học phí tính bằng tiền đồng nên đã điều chỉnh theo lạm phát, học phí thay vì 20 triệu đồng nay đã tăng lên thành 30 triệu đồng, ông B méo mặt vì hụt một khoản không nhỏ.